0

Nghi lễ đám cưới 2 miền Nam - Bắc
Ngày đăng: 30/03/2023 12:31 PM

Nội dung bài viết

    Nghi lễ đám cưới 2 miền Nam - Bắc

    VĂN HOÁ CƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY

    Mỗi vùng miền sẽ có vẻ đẹp khác nhau trong nghi thức Cưới Hỏi, Nàng & Chàng có biết Lễ Cưới giữa Miền Bắc với Miền Nam có những điểm khác nhau nào không? Cùng He tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hoá Cưới của người Việt Xưa và Nay nha. 

    I/ Lễ cưới hiện nay được rút gọn lại từ các lễ xưa sau đây: 

    Hiện nay, để phù hợp với nhịp sống mới, các nghi lễ cưới được thực hiện tối giản hơn, tuy vậy vẫn giữ được văn hoá truyền thống và tạo được sự thoải mái cho Cô dâu - Chú rể, các Lễ thường thấy như: 

     

    – Lễ Dạm Ngỏ/ Lễ Bỏ Rượu ngày nay: được gộp lại từ 3 lễ xưa ở miền Nam là lễ Giáp Lời - Thông Gia - Cầu Thân; ở miền Bắc là Lễ Nạp Thái, Vấn Danh. Nhà trai qua nói chuyện với nhà gái, bàn tính ngày tốt, quyết định sính lễ cho đám cưới. 

     

    – Lễ Đám Hỏi/ Đính Hôn ngày nay: là Lễ Nói ở Miền Nam xưa; Ở miền Bắc được gộp từ các lễ xưa là Lễ Nạp cát, Nạp Tài và Thỉnh kỳ. Nhà trai trao quả và làm lễ ra mắt gia tiên nhà gái. Miền Nam sẽ trao quả chẵn 6, 8, 10, 12, ngược lại Miền Bắc sẽ trao quả lẻ 3, 5, 7, 9.

     

    – Lễ Thành Hôn/ Lễ Rước Dâu/ Vu Quy/ Tân Hôn: xưa Ở Miền Nam gọi là Lễ Thành Hôn, còn Miền Bắc xưa gọi là Lễ Thân Nghinh. Đầu tiên sẽ làm lễ gia tiên tại nhà gái, sau đó đón dâu và làm lễ tại nhà trai. 

    II/ Số mân quả ở Miền Bắc và ý nghĩa: 

    Ở miền Bắc, mâm quả thường là số lẻ (từ 1, 3, 5, đến 9, 11 tráp) đây được coi là những số dương, biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển. Theo phong tục miền Bắc, mâm quả được sắp xếp dựa trên quy tắc "ngoài lẻ trong chẵn", nghĩa là số lượng mâm quả là lẻ nhưng những lễ vật, sính lễ bên trong mâm quả lại là số chẵn, phải đi theo đôi, theo cặp. Thông thường, sẽ chọn 105 quả cau bỏ vào tráp (105 mang ý nghĩa "trăm năm hạnh phúc" và lá trầu gấp đôi cau là 210) 

    I/ Số mân quả ở Miền Nam và ý nghĩa:

    Ở miền Nam, lễ cưới thường kiêng số lẻ nên mâm quả bắt buộc phải là số chẵn và phải nhiều hơn 2 (từ 4, 6 đến 10, 12 lễ) các đồ lễ trong mâm quả cũng phải là số chẵn và đi theo đôi, theo cặp. Ngoài ra, số lượng các thành viên của gia đình nhà trai sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi, rước dâu cũng phải là số chẵn. 

    Hầu hết trang phục cô dâu - chú rể trong các nghi lễ là áo dài. Hiện nay, để thoải mái hơn, nàng có thể mặc váy nhẹ và chàng có thể mặc vest lịch lãm.

    Song đó, việc chọn Áo Dài cho các Lễ Gia Tiên vẫn là đẹp nhất. Tà áo dài vừa thể hiện được nét đặc trưng rất riêng trong văn hóa của người Việt, vừa tạo nên sự trang trọng, giúp cho bộ ảnh phóng sự ngày cưới của dâu rể thêm phần ý nghĩa.

    Hehada giới thiệu cho Dâu & Rể các mẫu áo dài cho Lễ Thành Hôn, Đám Hỏi mới nhất của nhà He: 

    Album Áo Dài “BST Hồng Hạc”: https://hehada.vn/bo-suu-tap-ao-dai-hong-hac

    Album Áo Dài “BST Phiến Ngọc”: https://hehada.vn/bo-suu-tap-phien-ngoc