Đám Hỏi Cần Những Gì? Những Việc Nhà Trai, Nhà Gái Cần Chuẩn Bị
Đám Hỏi Cần Những Gì? Những Việc Nhà Trai, Nhà Gái Cần Chuẩn Bị
Nội dung bài viết
Đám hỏi là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là một nghi thức quan trọng đánh dấu sự gắn kết của hai bên gia đình trước khi tiến tới ngày cưới. Vậy đám hỏi cần những gì để diễn ra suôn sẻ và giúp nhà trai, nhà gái thể hiện thành ý? Hãy cùng HEHADA tìm hiểu đám hỏi cần chuẩn bị gì ngay sau đây!
Làm đám hỏi cần những gì?
Đám hỏi, hay còn gọi là lễ ăn hỏi, là nghi thức mang tính truyền thống, đánh dấu sự chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân giữa hai bên gia đình.
Trong nghi thức này, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái để thưa chuyện và xin phép được đón cô dâu về làm vợ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để hai bên gia đình thảo luận về các kế hoạch chi tiết cho ngày cưới sắp tới. Vậy nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị những gì cho nghi thức này?
Lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì?
Đối với nhà trai, công tác chuẩn bị đám hỏi sẽ bao gồm:
Lên danh sách những người tham dự
Đám hỏi thông thường không cần có quá nhiều người tham dự. Vì đám hỏi thường là dịp để hai bên gia đình chính thức hóa quan hệ cũng như chuẩn bị cho đám cưới, do đó số lượng người tham gia chủ yếu là những người có quan hệ thân thiết với cặp đôi. Những người cần có mặt trong đám hỏi bao gồm thành viên gia đình chú rể, người đại diện nhà trai, bạn bè thân thiết, đội bưng quả.
Chọn người đại diện nhà trai
Người đại diện nhà trai đóng vai trò quan trọng trong đám hỏi vì họ là người phát ngôn, đại diện cho gia đình nhà trai trình bày ý nguyện và giao tiếp với nhà gái. Trong nhiều gia đình, người đại diện nhà trai thường là người lớn tuổi, có tiếng nói và am hiểu về các nghi thức cưới hỏi. Không chỉ vậy, người đại diện nhà trai là người mở lời và thuyết phục nhà gái đồng thuận, do đó người này cần có khả năng ăn nói lưu loát cũng như ứng xử linh hoạt.
Chuẩn bị sính lễ
Sính lễ đám hỏi là những lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái để xin phép được cưới con gái họ. Số lượng và loại sính lễ có thể thay đổi tùy vào phong tục vùng miền nhưng cần có những lễ vật sau:
- Trầu cau: Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ đám hỏi nào. Theo quan điểm thời xưa, "miếng trầu là đầu câu chuyện", hai bên gia đình sẽ cùng nhau xơi trầu uống trà để làm quen và bàn tính cho đám cưới đôi trẻ. Một mâm lễ vật cần có từ 60 - 100 quả cau chẵn và một bó lá trầu, có thể được trang trí thêm giấy dán chữ Hỷ và nơ đỏ.
- Rượu, trà: Rượu và trà là những thức uống truyền thống, được dùng để tiếp đãi khách quý. Rượu và trà sẽ được dùng để dâng lên bàn gia tiên nhằm tỏ lòng thành kính, hiếu thảo. Đồng thời, việc dâng rượu và trà lên bàn gia tiên còn mang ý nghĩa cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho đám cưới đôi trẻ diễn ra thuận lợi.
- Bánh ăn hỏi: Mâm bánh đám hỏi mà nhà trai chuẩn bị thường là các loại bánh truyền thống như bánh cốm, bánh phu thê và bánh pía. Số lượng bánh thường là số chẵn từ 80 - 100 cái và tượng trưng cho sự hòa hợp của trời đất, gắn bó keo sơn của vợ chồng.
- Hoa quả: Trái cây trong mâm lễ đám hỏi thường tượng trưng cho lời chúc về sự sung túc và có nhiều màu sắc rực rỡ. Các loại trái cây được chọn thường có mùi thơm hoặc vị ngọt như táo, cam, nho,...
- Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và sự sinh sôi nảy nở. Xôi gấc thường được dùng trong các dịp lễ trọng đại để cầu mong những điều tốt đẹp.
- Mâm lễ đen: Mâm lễ đen là một phần tiền mà nhà trai phải đem đến nhà gái để cám ơn sự dưỡng dục của nhà gái và cho con gái về làm dâu nhà mình. Số tiền được nhà gái toàn quyền sử dụng, thường được nhà gái dùng như một khoản hỗ trợ chi phí tổ chức hôn lễ hoặc sắm sửa tư trang cho cô dâu.
Chọn đội bưng quả
Đội bưng quả thường là người thân hoặc bạn bè thân thiết của chú rể, chưa kết hôn và có ngoại hình sáng sủa. Để có sự đồng đều, đội bưng quả thường có ngoại hình cân đối và mặc trang phục giống nhau. Ở miền Bắc, số lượng người bưng quả thường là số lẻ như 5-7-9-11. Ngược lại, ở miền Nam thì số người bưng quả là 6 hoặc 8 vì hai con số này tượng trưng cho tài lộc.
Chuẩn bị phương tiện di chuyển
Lựa chọn phương tiện di chuyển đến nhà gái cũng rất quan trọng. Thông thường, nhà trai sẽ sử dụng xe gia đình hoặc thuê xe để di chuyển đến nhà gái. Hãy lựa chọn xe để chở đủ số lượng người tham dự cũng như đủ rộng rãi để chở lễ vật. Khi đến nhà gái, phía nhà gái cần có người đứng ra để hướng dẫn nơi đậu xe cho phương tiện, tránh gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Chuẩn bị trang phục cho nhà trai
Trong không khí trang trọng của buổi lễ, phía nhà trai cần có trang phục chỉn chu, lịch lãm. Đối với nam, áo dài truyền thống hoặc veston và sơ mi - quần tây gọn gàng là được. Chú rể có thể diện áo dài đôi với cô dâu nếu có chuẩn bị từ trước. Mẹ chú rể có thể diện áo dài truyền thống được may riêng và có kiểu dáng sang trọng nhưng phải đủ thoải mái.
Chuẩn bị bao lì xì đáp lễ
Bao lì xì đáp lễ là những phong bì nhỏ chứa tiền mừng tượng trưng, được trao đổi giữa đội bưng quả (nhà trai) và đội nhận lễ (nhà gái) trong đám hỏi. Nhà trai sẽ chuẩn bị bao lì xì đáp lễ cho đội bưng quả nhà gái, được trao ngay khi đội bê tráp nhà trai bàn giao lễ vật cho nhà gái.
Lễ ăn hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì?
Đến đây, bạn đã biết đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì. Vậy, đối với phía nhà gái thì đám hỏi cần những gì?
Lau dọn nhà cửa, trang trí bàn gia tiên
Theo quan niệm dân gian, dọn dẹp nhà cửa giúp xua tan bụi bặm và năng lượng tiêu cực, mang lại không khí trong lành và sự may mắn cho gia đình trong ngày vui. Nghi lễ trong đám hỏi chủ yếu được thực hiện ở nhà gái, do đó nhà gái phải dọn dẹp sạch sẽ và chăm chút kỹ lưỡng để tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhà trai.
Bên cạnh đó, bàn gia tiên là nơi linh thiêng. Trong đám hỏi, nhà gái sẽ dâng sính lễ lên bàn thờ để báo cáo và xin sự chứng giám của tổ tiên cho cuộc hôn nhân. Việc lau dọn và trang trí bàn gia tiên sạch sẽ, đẹp mắt thể hiện thái độ nghiêm túc, trang trọng của nhà gái trong nghi lễ này.
Sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời
Sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời là một phần quan trọng nhằm đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ, trang trọng và để lại ấn tượng tốt đẹp cho cả hai bên gia đình. Thứ tự ngồi nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, những người lớn tuổi và đại diện gia đình sẽ ngồi trong nhà ở phía trên cùng. Ngoài ra, phải đảm bảo có đủ chỗ ngồi cho đoàn nhà trai và lối đi thông thoáng, dễ di chuyển.
Chọn chủ hôn cho nhà gái
Chủ hôn là người đại diện cho gia đình nhà gái trong đón tiếp nhà trai, phát biểu ý kiến và thực hiện các nghi lễ cưới hỏi. Thông thường, chủ hôn là người có vai trò quan trọng trong gia đình nhà gái, được kính trọng và hiểu rõ các nghi thức cần thực hiện trong đám hỏi.
Chọn đội bưng quả
Đội bê tráp của nhà gái sẽ là những cô gái trẻ, chưa kết hôn và thường là người thân hoặc bạn bè thân thiết của cô dâu. Số lượng người bưng quả sẽ tương ứng với số người bưng quả của nhà trai để đảm bảo đội hinh được cân đối. Trong đám hỏi, đội bê tráp nhà gái sẽ nhận sính lễ của nhà trai và chuyển lễ vật vào nhà.
Chọn trang phục cho nhà gái
Trong ngày đám hỏi, cô dâu và đội bưng quả có thể diện áo dài truyền thống hợp với concept trang trí. Cặp đôi có thể bàn bạc từ trước để trang phục của đội bưng tráp hai nhà được hài hòa. Ba mẹ cô dâu cũng cần diện trang phục trang trọng, phù hợp với lễ ăn hỏi để tăng thêm không khí nghiêm trang.
Chuẩn bị bao lì xì đáp lễ
Nhà gái sẽ chuẩn bị bao lì xì đáp lễ cho đội bưng quả nhà trai khi hoàn tất nghi thức trao sính lễ. Bao lì xì đáp lễ được trao như một lời cảm ơn chân thành từ gia đình nhà trai và nhà gái dành cho đội bê tráp – những người đã hỗ trợ thực hiện các nghi thức.
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và tiệc đãi khách
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và tiệc đãi khách không chỉ thể hiện sự chu đáo của gia đình nhà gái mà còn tạo không khí vui vẻ, thân thiện cho buổi lễ. Đám hỏi là dịp để hai gia đình gặp gỡ và làm quen, vì vậy việc chuẩn bị đồ ăn nhẹ và tiệc đãi khách là một cách thể hiện lòng hiếu khách của gia đình nhà gái.
Tổng kết
Đám hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt, đánh dấu bước đầu tiên trong hành trình hôn nhân của cặp đôi. Để đám hỏi diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, cả nhà trai và nhà gái đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng HEHADA đã giúp bạn hiểu được đám hỏi cần những gì và giúp bạn chuẩn bị đám hỏi hoàn thiện hơn.
Bài viết liên quan